Bài chia sẻ ở đây nhằm nhấn mạnh rằng chọn bộ môn múa ballet không phải là hướng con đi theo con đường chuyên nghiệp. Việc cho trẻ tiếp cận và làm quen với một lớp múa ballet từ nhỏ nhằm xây dựng cho trẻ một tâm hồn nghệ thuật, một dáng người đẹp. Múa cũng như hội họa, âm nhạc, thể thao… là một hành trang hữu ích giúp cho cuộc sống trẻ trở nên tươi đẹp và phong phú hơn.
Để giúp các bật phụ huynh có cái nhìn cụ thể hơn về bộ môn này ta cùng tìm hiểu về ích lợi vượt trội của múa so với các môn thể thao khác như thế nào? Tại sao chọn bộ môn múa thay vì học các môn thể thao khác? Ta cần hiểu Múa là gì?
Múa trước hết là bộ môn vận động toàn diện giúp trẻ có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Múa ballet chú trọng đến hệ cơ xương nên các bé học múa sẽ có một đôi chân thẳng, cải thiện dáng đi, giúp lưng thẳng hơn. Ngoài ra, ballet là bộ môn nghệ thuật hàn lâm khi nó được xây dựng trên nền các bài nhạc cổ điển, vì thế ngoài tác dụng thể dục, ballet còn giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc, giúp trẻ phát triển nhịp điệu, não bộ và thính lực. Đối với trẻ đam mê và mong muốn trở thành vũ công ballet chuyên nghiệp thì phải như thế nào? Trẻ muốn gắn bó với loại hình nghệ thuật múa này, trẻ sẽ phải dành rất nhiều thời gian để luyện tập (việc luyện tập gần như diễn ra mỗi ngày) với một chế độ luyện tập nghiêm khắc và đòi hỏi sự nghiêm túc và tập trung cao nhất trong khi các bạn học năng khiếu chỉ học 2-3 buổi/ tuần. Vì thế đối với trẻ chọn môn ballet là môn năng khiếu, phụ huynh không nên đòi hỏi quá nhiều ở trẻ, phụ huynh cần hiểu rõ khái niệm múa được và múa đẹp rất khác nhau. Phụ huynh xin hãy xem xét múa là một hoạt động lâu dài chứ không phải chỉ ngắn hạn là trẻ có thể múa được (ở đây chưa nói đến việc múa đẹp), bởi vì trẻ học các môn năng khiếu chỉ giúp trẻ làm quen với các động tác uốn dẻo, xây dựng và cải thiện hệ cơ xương, trẻ làm quen với những trích đoạn nhỏ trong ballet và cao hơn, trẻ có thể múa được những bài nhỏ được giáo viên dàn dựng riêng cho trẻ.
Yếu tố phụ huynh cũng quan tâm khi xem xét đến việc cho trẻ tham gia lớp múa là việc trẻ bị ảnh hưởng đến ngón chân khi tham gia các lớp múa. Phụ huynh cần lưu ý việc tập luyện nhiều trên giày mũi cứng (dành cho các bạn đi theo con đường chuyên nghiệp) mới ảnh hưởng đến các ngón chân, đối với trẻ tập năng khiếu trên giày mềm thì không ảnh hưởng gì nhé. Ngoài ra, phụ huynh đừng ngần ngại khi nghĩ trẻ quá nhỏ không tham gia được lớp, các lớp ballet đều khuyến khích cho trẻ từ 4,5 tuổi trở lên. Khi trẻ còn nhỏ, cơ xương còn dễ uốn nắn nên trẻ không cảm giác quá đau với các bài tập uốn dẻo. Đối với trẻ dưới 4 tuổi, trẻ có thể nhảy theo nhạc nhưng vẫn chưa thích hợp tham gia một lớp ballet nghiêm túc. Ở mỗi độ tuổi, trẻ được hướng dẫn tiếp cận bộ môn ballet theo phương pháp và yêu cầu hoàn thành bài tập riêng. Đối với trẻ tham gia học ballet năng khiếu, trẻ luôn được khuyến khích học ít nhất 2 buổi/ tuần vì thời gian gián đoạn càng dài trẻ càng dễ quên những bài đã học tuần trước đó, việc mỗi tuần trẻ phải tập làm quen lại từ đầu sẽ làm trẻ dễ nản và mất nhiều công sức dẫn đến việc đầu tư học của phụ huynh không hiệu quả. Ngoài ra, phụ huynh và học viên thường nôn nóng thử sức với các bài tập trên giày mũi cứng (pointe shoes) tuy nhiên phụ huynh nên lưu ý việc tập luyện trên giày mũi cứng phải có sự hướng dẫn và cho phép bởi giáo viên đứng lớp, bởi khi xương bàn chân và cổ chân trẻ chưa đủ cứng cáp trẻ rất dễ gặp phải chấn thương với những bài tập nặng vì thế giáo viên thường không khuyến khích trẻ thử nghiệm với loại ginày mà không có sự quan sát của họ.
Từ những lợi ích vượt trội của bộ môn múa ballet, phụ huynh nên xem xét đến việc đăng ký cho con tham gia các lớp học ballet nhằm nuôi dưỡng tâm hồn cũng như giúp con trang bị thêm hành trang cho cuộc sống trở nên phong phú hơn.