“Nghệ thuật vẫn sẽ là điều đáng kinh ngạc nhất của loài người, được sinh ra từ cuộc đấu tranh giữa trí tuệ và sự điên rồ, giữa giấc mơ và hiện thực trong tâm trí của chúng ta” – Magdalena Abakanowicz, nghệ sĩ điêu khắc tài ba người Ba Lan.
Sau khi bức tranh của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh được bán đấu giá, một nhà sản xuất phim đã nhận mình là chủ sở hữu. Sau đó, bức tranh biến mất và khi lần theo dấu vết, người ta thấy nó liên quan tới các thiên đường thuế tại Caribe và một tỷ phú Trung Quốc bị bỏ tù.
Trong thế giới hiện đại, khi có rất nhiều loại hình nghệ thuật được hình thành, phát triển, khám phá và thậm chí là bị quên lãng theo thời gian, hầu như không có hình thức nghệ thuật nào gây ấn tượng và mê hoặc tức thì như Nghệ thuật sắp đặt.
Hội họa Việt Nam, có thể nói, là một trong những nền hội họa sử dụng nhiều loại chất liệu bậc nhất trên thế giới, hầu đủ các chất liệu từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từ ngoại lai đến bản địa, có cả chất liệu “kế thừa’, có cả chất liệu “tự sáng tạo”. Và, dường như ở chất liệu nào, hội họa Việt Nam cũng có những họa sĩ đặc sắc, thậm chí có một số họa sĩ chỉ cần có một hai tác phẩm ở cùng một chất liệu cũng đã đủ để có được một chỗ đứng trong lịch sử hội họa. Số các họa sĩ “toàn năng”- sử dụng thành thạo nhiều loại chất liệu, hoặc thành thạo hầu hết các chất liệu- cũng không hẳn là hiếm. Các họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm chính là những họa sĩ toàn năng như thế, hầu như ở chất liệu nào họ cũng đều ít nhiều có những tác phẩm đỉnh cao.