Mất tới 10 tháng làm việc cật lực và chăm chỉ, một tuyệt tác hội họa tưởng chừng bỏ đi nay đã được tái sinh dưới bàn tay của các chuyên gia của viện bảo tàng Metropolitan, New York, Mỹ.
Việc sửa chữa và phục chế tranh cổ là một trong những công việc quan trọng hàng đầu với những người yêu thích bộ môn hội họa. Trong thế giới hiện đại ngày nay, với các công nghệ và kỹ thuật đã được cải tiến đáng kể so với thế kỷ trước, việc trùng tu tranh xem chừng dễ dàng đã đễ dàng hơn so với khi xưa. Với các tác phẩm nghệ thuật quý giá bậc nhất, việc trùng tu, khôi phục là công việc luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, sắc sảo, cẩn thận và rất đáng được ngưỡng mộ.
Quá trình phục sinh một kiệt tác hội họa đã khiến các chuyên gia của bảo tàng Metropolitan đã mất tới hơn 10 tháng làm việc cật lực.
Bức tranh "Everhard Jabach và gia đình" do họa sĩ người Pháp Charles Le Brun đã được hoàn thành vào năm 1660. Tác phẩm hội họa này được coi như một trong những kiệt tác đẹp nhất của danh họa nổi tiếng theo trường phái Baroque. Trải qua hàng thế kỷ phiêu bạt khắp nơi, giờ đây tác phẩm này đã thuộc về Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York, Mỹ. Tuy nhiên, tình trạng của kiệt tác này không còn tốt như xưa, giờ đây nó đã hư hỏng phần nào và hiện rõ vết hằn của thời gian. Chính vì thế, việc cần thiết nhất mà bảo tàng Metropolitan chính là phục hồi lại tác phẩm này và làm cho nó có thể tỏa sáng một lần nữa trong mắt những người yêu nghệ thuật.
"Vậy cần làm gì để có thể hồi sinh một kiệt tác?" - Đây chính là câu hỏi đầy trăn trở dành cho Michael Gallagher, chuyên gia phục chế tranh hiện đang làm việc tại bảo tàng Metropolitan. Với 10 tháng làm việc chăm chỉ và cẩn thận, ông Gallagher cùng các cộng sự của mình đã hoàn thành thách thức tái sinh tác phẩm của Charles Le Brun. Quá trình thực hiện là rất phức tạp và tỉ mỉ đến cả các bậc thầy phục chế tại đây cũng chỉ thực hiện với tốc độ chậm mà chắc chứ không hề gấp rút để hoàn thành xong công việc. Có những bước kéo dài tới tận cả tháng trời vẫn chưa thể hoàn thành, điều đó không làm cho Gallagher cùng các cộng sự nản chí. Kết quả là tác phẩm hội họa đã sống lại một lần nữa nhờ vào tài năng và sự tận tụy với công việc của các chuyên gia tại đây.
1. Việc đầu tiên ông Gallagher cần làm là tẩy đi lớp véc-ni cũ rất dày bám trên mặt bức tranh. Do lớp véc-ni này đã quá dày nên ông đã phải thực hiện quy trình này rất lâu.
2. Nhẹ nhàng gỡ tranh xuống khỏi giá đỡ.
3. Phải rất cẩn thận do vì khung tranh đã bị hỏng hóc rất nhiều qua thời gian.
4. Chính vì vậy, việc tiếp theo ông cần làm là phục chế hình dạng của khung tranh.
5. Cách phục chế của bảo tàng là sử dụng hơi ẩm, kết hợp lực ép cùng bàn là để tạo ra sức ép là phẳng lại mặt sau. Ông Gallagher đã phải làm việc này khoảng 10 lần, và lần nào cũng phải làm việc đến quá nửa đêm mới có thể hoàn thành.
6. Sau quá trình rất dài, tới tận lúc này, họ mới có thể lật ngược bức tranh lại. Điều này đã khiến cho cả đội phấn khích vì quá trình làm việc của họ đã đi đúng hướng.
7. Thế nhưng, vấn đề tiếp theo nảy sinh chính là những vết nứt đầy khó chịu trên mặt bức vẽ. Điều này khiến cho tất cả đều cảm thấy "ngứa con mắt".
8. Việc đóng khung mới được thực hiện ngay lập tức. Khung tranh phải chắc chắn thì các chuyên gia mới có thể tiếp tục phục chế mặt tranh.
9. Một lớp véc-ni mới được quét lại lên tranh để tạo độ bền và bóng.
10. Những phần tranh hỏng và gãy cũng lần lượt được vẽ lại. Đây lại là một quá trình tốn công sức và thời gian khác.
11. Cuối cùng, một lớp véc-ni khác được phủ lên trên một lần nữa. Việc này làm cho tác phẩm thêm độ bóng và có ấn tượng mạnh hơn cho người xem.
12. Bức tranh được đóng thêm một lớp khung mới bên ngoài khi được ra mắt tại bảo tàng.
13. Chuyên gia Michael Gallagher cũng đã có mặt trong ngày trọng đại này.
14. Giờ đây, bức tranh đã được tái sinh giống như kiệt tác hoàn mỹ khi xưa.
15. Không chỉ ông mà có lẽ cả những người tới xem tranh giờ đây cũng hài lòng với tác phẩm được thay áo mới này.
(Nguồn: Sploid)