Trường phái hội hoạ Trừu tượng Biểu hiện (mĩ thuật hiện đại) xuất hiện ở châu Âu và Mĩ cuối thế kỷ XIX-đầu XX, theo xu hƣớng không biểu tả trực tiếp các hình tƣợng bằng hình vẽ có nội dung cụ thể. - Thông điệp nghệ thuật đƣợc diễn đạt qua ngôn ngữ “phi hình thể”, biểu hiện cảm xúc trên tranh là loại “siêu ngôn ngữ” khó diễn đạt bằng lời. Đòi hỏi sự cảm nhận nghệ thuật của ngƣời vẽ và ngƣời xem với tƣ duy tƣởng tƣợng. - Hoạ sĩ Zackson Pollock (Mĩ – 1912-1956): năm 1947 sáng tạo cách vẽ lấp đầy mặt phẳng của bức tranh bằng các chấm màu và nét vẽ. Theo Pollock: “Hội hoạ của tôi không bắt đầu từ giá vẽ”. Khi sáng tác ông đặt tranh trên mặt phẳng và đi vòng quanh (4 phía) bức tranh và thực hiện các động tác vẩy mầu hoặc tạo các nét vẽ theo cảm xúc.
Hoạ sĩ Zackson Pollock (Mĩ – 1912-1956): năm 1947 sáng tạo cách vẽ lấp đầy mặt phẳng của bức tranh bằng các chấm màu và nét vẽ. Theo Pollock: “Hội hoạ của tôi không bắt đầu từ giá vẽ”. Khi sáng tác ông đặt tranh trên mặt phẳng và đi vòng quanh (4 phía) bức tranh và thực hiện các động tác vẩy mầu hoặc tạo các nét vẽ theo cảm xúc.
Ông bắt đầu nghiên cứu hội họa từ năm 1929 tại trường Liên kết sinh viên nghệ thuật ở New York dưới sự hướng dẫn điều hành của họa sĩ địa phương Thomas Hart Benton. Trong những năm 1930, học và thực hành ở trường này, Pollock dần dà chịu ảnh hưởng các họa sĩ chuyên vẽ tranh tường của Mexico như Orozco, Rivera, Siqueiros và từng bước “làm quen” với diện mạo của trường phái siêu thực. Từ 1938 đến 1942 ông làm việc cho Dự án nghệ thuật liên bang. Đến giữa những năm 1940, ông đã vẽ một cách hoàn toàn trừu tượng, và phong cách tung hứng, vung vẩy màu sơn lên tranh để tạo ra tác phẩm. Nhiều bức tranh với lối vẽ “vung màu tung tóe” ấy đã bất ngờ tạo nên tiếng tăm cho tác giả vào năm 1947.
Trong suốt cuộc đời mình, Pollock rất nổi tiếng và tai tiếng. Ông là một họa sĩ lớn trong thế hệ của mình. Thay vì khiêm tốn, ông có tính cách bốc đồng và đấu tranh phần lớn với tính nghiện rượu trong suốt cuộc đời. Ông mất năm 44 tuổi trong một vụ tai nạn liên quan đến rượu khi ông đang lái xe một mình. Tháng 12 năm 1956, bốn tháng sau khi ông mất, một buổi triển làm hồi niệm được tổ chức tại Bảo tàng Morden Art, New York. Nhiều buổi triển lãm lớn hơn về tác phẩm của Pollock được tổ chức năm 1967. Năm 1998, 1999 những tác phẩm của Ông đã được vinh dự triển lãm tại MoMA và The Tail, London.
Number 11 (Blue Poles), 1952, rất dễ khiến người xem mất tập trung khi chỉ chú ý vào những đường màu xanh mà bỏ qua phần còn lại, bức tranh được bảo tàng Úc mua với giá 1,3 triệu đô la và nó là nguyên nhân gây ra một vụ bê bối chính trị tại Úc lúc đó