Hội họa Việt Nam, có thể nói, là một trong những nền hội họa sử dụng nhiều loại chất liệu bậc nhất trên thế giới, hầu đủ các chất liệu từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từ ngoại lai đến bản địa, có cả chất liệu “kế thừa’, có cả chất liệu “tự sáng tạo”. Và, dường như ở chất liệu nào, hội họa Việt Nam cũng có những họa sĩ đặc sắc, thậm chí có một số họa sĩ chỉ cần có một hai tác phẩm ở cùng một chất liệu cũng đã đủ để có được một chỗ đứng trong lịch sử hội họa. Số các họa sĩ “toàn năng”- sử dụng thành thạo nhiều loại chất liệu, hoặc thành thạo hầu hết các chất liệu- cũng không hẳn là hiếm. Các họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm chính là những họa sĩ toàn năng như thế, hầu như ở chất liệu nào họ cũng đều ít nhiều có những tác phẩm đỉnh cao.

Một trong những phong trào nghệ thuật có ảnh hưởng nhất của đầu thế kỷ XX và một trong những phong trào vẫn còn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nghệ sĩ ngày nay là Trường phái lập thể hay còn được gọi là chủ nghĩa lập thể (Cubism). Bạn có thể tự hỏi, chủ nghĩa lập thể là gì, nó đã bắt đầu như thế nào và tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Tranh Lụa là đã có từ nhiều thế kỷ trước tại Trung Quốc và theo thời gian, dòng tranh này đã có những bước phát triển rực rỡ, khiến đời sau hết sức kính nể. Tranh lụa Trung Quốc thể hiện những chủ đề hết sức đa dạng: từ những tranh phong cảnh thiên nhiên, núi rừng cho đến tranh chân dung giới quan lại, quý tộc. Mỗi chủ đề này lại gắn với những phong cách, kỹ thuật sáng tác đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung nghệ thuật tranh lụa Trung Quốc vẫn luôn mang lại ấn tượng cho người xem bởi sự sang trọng và kỳ công, phức tạp. Một bức tranh lụa luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn được mài giũa qua thời gian và thực hành. Chính điều này cũng góp phần khiến dòng tranh này trở nên độc đáo trên khắp thế giới.

Trường phái hội hoạ Trừu tượng Biểu hiện (mĩ thuật hiện đại) xuất hiện ở châu Âu và Mĩ cuối thế kỷ XIX-đầu XX, theo xu hƣớng không biểu tả trực tiếp các hình tƣợng bằng hình vẽ có nội dung cụ thể. - Thông điệp nghệ thuật đƣợc diễn đạt qua ngôn ngữ “phi hình thể”, biểu hiện cảm xúc trên tranh là loại “siêu ngôn ngữ” khó diễn đạt bằng lời. Đòi hỏi sự cảm nhận nghệ thuật của ngƣời vẽ và ngƣời xem với tƣ duy tƣởng tƣợng. - Hoạ sĩ Zackson Pollock (Mĩ – 1912-1956): năm 1947 sáng tạo cách vẽ lấp đầy mặt phẳng của bức tranh bằng các chấm màu và nét vẽ. Theo Pollock: “Hội hoạ của tôi không bắt đầu từ giá vẽ”. Khi sáng tác ông đặt tranh trên mặt phẳng và đi vòng quanh (4 phía) bức tranh và thực hiện các động tác vẩy mầu hoặc tạo các nét vẽ theo cảm xúc.

January 2025
Mo Tu We Th Fr Sa Su
30 31 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Sự kiện nổi bật

Hè vui sáng tạo

Lớp vẽ mỹ thuật thiếu nhi D.A.N Studio là nơi nuôi dưỡng và phát huy trí tưởng tượng phong phú của con trẻ, với phương châm tôn trọng cá tính...

Video Clip

 

 
 
 
 

D.A.N Studio

Tầng trệt tháp V3, tòa nhà Sunrise City, 23 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, Tp. HCM
028 7305 61 07    
admin@danstudio.vn    
danstudio.vn